Cấu tạo và đặc tính sàn gỗ công nghiệp

cau tao san go cong nghiep 2

Trong các thiết kế nội thất hiện nay sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm quá quen thuộc. Vì những tính năng ưu việt, bên cạnh đó là giá trị thẩm mỹ mà sàn gỗ công nghiệp mang lại, đặc biệt là giá thành cạnh tranh nên sàn gỗ công nghiệp ngày càng được yêu thích trong các thiết kế nội thất. Các loại sàn gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều tại các không gian như biệt thự, các căn hộ từ nhỏ đến lớn đều dùng được, chung cư,… Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì, cấu tạo sàn gỗ công nghiệp như thế nào, những chia sẻ bên dưới đây của ACWOODVIETNAM sẽ cho bạn biết thật chi tiết. 

Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu gì 

Những loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên cùng với công nghệ ép nén cao từ đó tạo ra những vật liệu gỗ HDF được gọi chung là Sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ công nghiệp có thể dùng để thay thế được sàn gỗ tự nhiên một loại sàn gỗ tốt kém hơn nhiều. Lắp Sàn gỗ công nghiệp giúp sàn nhà chống lại được các ảnh hưởng của môi trường hơn các loại gỗ truyền thống bao gồm các tác nhân như cong vênh, mối mọt,… Hơn nữa loại sàn gỗ này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, nhập khẩu từ các nước nổi tiếng như, Thái Lan, Malaysia, Đức,… có màu sắc đa dạng, phong phú và chất lượng đạt chuẩn.

cấu tạo bên trong của sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp gồm bao nhiêu lớp

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ bột gỗ,  keo dính, hạt nhựa, và một cài phụ gia gồm 4 lớp như sau:

Lớp thứ nhất của sàn gỗ công nghiệp

Lớp thứ nhất của sàn gỗ công nghiệp trong suốt không màu, trên cùng mỏng, mắt thường sẽ không phát hiện ra. Lớp thứ nhất là một lớp phủ đặc biệt được gia cường từ thành phần kim loại oxit nhôm giúp tăng khả năng chống trầy xước cho sàn gỗ, tăng độ bền và độ cứng. Không những như thế, một lớp mỏng tưởng chừng bình thường, nhưng nó có tác dụng ngăn thấm cho bề mặt, ngăn ẩm trên bề mặt của sàn gỗ công nghiệp. Giúp chống bám bụi bẩn, chống nấm mốc, chống trơn trượt,… như một lớp bảo vệ quan trọng.

Lớp thứ hai sàn gỗ công nghiệp

Lớp thứ hai của sàn gỗ công nghiệp là vân màu gỗ nhìn bằng mắt thường có thể thấy. Lớp này tạo nên vẻ đẹp và sự tự nhiên như gỗ thật cho sàn gỗ. Nhờ vào công nghệ sản xuất hiện đại tạo nên sự sang trọng và tinh tế cho ngôi nhà.

Lớp thứ ba sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo sàn gỗ lớp thứ ba là phần kết cấu chính của tấm gỗ lát sàn chất liệu gỗ công nghiệp được phân loại HDF. Lớp thứ được sản xuất từ gỗ tự nhiên bằng cách nghiền nhỏ, trộn keo và phụ gia sau đó ép nén dưới lực lớn, tùy thuộc vào tỷ trọng cao hoặc thấp quyết định được chất lượng.

Lớp thứ tư sàn gỗ công nghiệp

Lớp thứ tư trong chi tiết cấu tạo sàn gỗ gọi là đế cân bằng làm từ vật liệu polyme tổng hợp được ép phía dưới cùng để tạo cân bằng cho tấm sàn gỗ. Và đặc biệt chống cong vênh cho tấm gỗ, chống thấm ngược từ bên dưới đi lên hại sàn gỗ. Dù là cao cấp hay giá rẻ thì đều được trang bị lớp cân bằng này.

Những đặc tính của sàn gỗ công nghiệp hiện nay

Từ các chất liệu cao cấp được sử dụng cộng với sự hiện đại và tiên tiến trong quá trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp đã tạo nên cho sàn gỗ công nghiệp nhiều đặc tính vượt trội.

Đặc tính chống mài mòn và chống xước của sàn gỗ công nghiệp

Đặc tính chống xước và chống mài mòn là một trong những đặc tính sử dụng đặc biệt của sàn gỗ công nghiệp so với các loại sàn gỗ khác trên thị trường. Kết cấu bề mặt của sàn gỗ công nghiệp chống bám bẩn, chống mài mòn, chống cước vô cùng hiệu quả, mà giá thành lại vô cùng cạnh tranh.

Sàn gỗ công nghiệp có thể chống cháy hiệu quả hạn chế tổn thất

Bề mặt của sàn gỗ công nghiệp đặc biệt được phủ thêm các tinh thể Alunium không bén lửa từ đó chống cháy hiệu quả, đó cũng là điểm mạnh trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp. Cốt gỗ của sàn gỗ công nghiệp đặc biệt được xử lý cơ học từ đó giúp hạn chế tính dễ cháy.

sàn gỗ công nghiệp

Không bị phai màu dưới tác nhân có hại như tia cực tím 

Dưới tác nhân là tia cực tím Sàn gỗ công nghiệp không bị phai màu, chính vì vậy có thể nói sàn gỗ công nghiệp không bao giờ bị bay màu hay bị xước. Chính vì vậy các hộ gia đình hay các công trình lớn đều rất thích sử dụng sàn gỗ công nghiệp trong thi công.  

Sàn gỗ giúp Chống ăn mòn từ hóa chất

Sàn gỗ công nghiệp có bề mặt rất cứng nên có thể dùng hóa chất để lau chùi màu không sợ ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của sàn gỗ. 

Khả năng chịu lực tăng độ bền và độ đàn hồi 

Có thể chịu được lực tác dụng của một vật nặng rơi xuống mà không hề bị ảnh hưởng gì, ngoài ra có tính đàn hồi và chịu lực tốt.

Một số loại sàn gỗ công nghiệp được yêu thích hiện nay 

Ván lát sàn gỗ công nghiệp là dòng vật liệu hiện đại với  mẫu mã đa dạng, quy cách và xuất xứ đạt tiêu chuẩn. Dựa vào các tiêu chí như độ dày, theo bề mặt và thương hiệu từ đó có thể phân loại cách chính xác sàn gỗ công nghiệp như sau:  

Phân loại theo độ dày các loại sàn gỗ công nghiệp 

Độ dày chính là một tiêu chí có thể nói là đơn giản nhất giúp khách hàng dễ dàng phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp dựa vào quy cách độ dày tấm ván lát sàn gỗ công nghiệp. Một số độ dày phổ biến của cấu tạo sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay là 8mm, 10mm và 12mm. Tùy thuộc vào từng loại công trình, yêu cầu và nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn một độ dày thích hợp nhất. 

Phân loại sàn gỗ công nghiệp theo bề mặt

Có rất nhiều kiểu bề mặt có thể kể đến công nghệ surface theo nhiều tiêu chuẩn như Real Wood, Soft Wood, EIR, Luxury Matt,… và kiểu vân gỗ theo bề mặt gỗ tự nhiên như Walnut, Chiu Liu, Oak,… 

Phân loại sàn gỗ công nghiệp theo Các thương hiệu nổi tiếng

Các loại sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung các sản phẩm nhập khẩu vẫn có một vài điểm nổi trội hơn so với hàng nội địa. 

Lời kết 

Trên đây là những thông tin về sàn gỗ công nghiệp như cấu tạo sàn gỗ công nghiệp, các loại sàn gỗ công nghiệp cũng như đặc tính của chúng. Mong rằng những chia sẻ về sàn gỗ công nghiệp của ACWOODVIETNAM giúp bạn hiểu hơn về loại sàn này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger