Cách nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn

cach nghiem thu san go dung chuan 3

Trong bất kỳ một công việc nào, sau khi tiến hành thực hiện, cần phải trải qua bước nghiệm thu. Trong lắp đặt sàn gỗ cũng vậy, nghiệm thu chính là bước kiểm tra kết quả thực hiện đã đúng kỹ thuật và mong muốn của chủ nhà chưa. Vậy bạn đã biết cách nghiệm thu sàn gỗ chưa? Cùng AC.WOOD Việt Nam tìm hiểu cách nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn nhé.

Vì sao nên nghiệm thu sàn gỗ?

Sau khi kết thúc bước lắp đặt, hoàn thiện sản phẩm sẽ đến bước kiểm tra, nghiệm thu. Đây là bước cuối cùng để kiểm tra xem công trình đã làm đúng kỹ thuật chưa, có hỏng hóc hay sai sót ở đâu. Bước này giúp sửa chữa kịp thời những lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công.

Đối với sàn gỗ là loại vật liệu rất dễ bị sai kỹ thuật hoặc xô lệch trong quá trình lắp đặt nên việc nghiệm thu sau khi thi công là vô cùng cần thiết.

Nếu bỏ qua bước này chúng ta đã tự đánh mất đi cơ hội kiểm tra cũng như khắc phục những thiếu sót trong quá trình lắp đặt sàn gỗ. Sau này nếu muốn khắc phục sẽ không còn đẹp và đồng nhất như ban đầu.

Quy trình nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn

Quy trình nghiệm thu sàn gỗ chuẩn bao gồm các bước sau:

Kiểm tra quan sát độ phẳng của sàn

Trước tiên quan sát bằng mắt thường xem sàn nhà có phẳng không?

Nếu thấy có hiện tượng lồi lõm, dùng thước chuyên dụng để kiểm tra.

Nếu giữa mép và đầu nối ván sàn ngay bên cạnh chênh lệch 0.1mm có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá 0.1mm thì cần chỉnh sửa ngay, vì như vậy sàn sẽ dễ bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

quy cách nghiệm thu sàn gỗ

Kiểm tra mặt sàn

Quan sát xem màu sắc mặt sàn có đều màu không. Nếu thấy hiện tượng màu sắc không đều cần kiểm tra mã màu và tiến hành tháo gỡ, lắp đặt lại cho chuẩn màu.

Kiểm tra mặt sàn có bị trầy xước trong quá trình lắp đặt không?

Kiểm tra, quan sát các khe hở giữa các tấm gỗ

Đây là một bước rất quan trọng, quyết định khá nhiều đến chất lượng, thẩm mỹ của bề mặt sàn.

Các khe hở sẽ được thiết kế, đo đạc theo toàn bộ đường viền, diện tích chu vi của căn phòng.

Do đặc điểm của bề mặt sàn gỗ có khả năng giãn nở nên cần có một khoảng hở giữa tường và sàn gỗ.

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tránh hiện tượng ván sàn gỗ bị vênh, hở hèm thì khoảng trống dãn nở chuẩn là 15mm.

Kiểm tra phào và nẹp của sàn gỗ

Kiểm tra xem phào và nẹp đã thẳng chưa? Để không bị hở và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ thì chiều dài của phào và nẹp giao động từ 1.5 – 2m.

Cần lắp đặt các phụ kiện này một cách tinh tế, tránh làm ẩu tạo cho bề mặt sàn gỗ bị thô, kém sang trọng.

Kiểm tra khả năng ổn định của sàn gỗ

Kiểm tra bằng cách đi lại trên toàn bộ bề mặt sàn. Nếu thấy ván sàn gỗ đi lại êm, không ọp ẹp hay phát ra tiếng động là đạt yêu cầu.

Nếu phát hiện tiếng kêu hoặc có khu vực nào sàn bị lõm cần tiến hành kiểm tra và khắc phục khẩn trương.

nghiệm thu sàn gỗ như thế nào?

Kiểm tra các khu vực liên quan và có ảnh hưởng đến sàn gỗ

Bạn nên kiểm tra thêm các khu vực tiếp giáp với sàn gỗ như nhà tắm, ban công đảm bảo sao cho nước không ngấm vào sàn gỗ cũng như ánh nắng chiếu xuống sàn gây ra hiện tượng bạc màu.

Kiểm tra cả các khu vực như khe tường, nới tiếp giáp với sàn gỗ.

Tiến hành lập biên bản kết thúc quá trình nghiệm thu, bàn giao

Đây là bước rất quan trọng, không thể thiếu, nhằm xác định kết quả thi công trên giấy tờ. Trên biên bản bàn giao cần có những mục sau:

  • Chủng loại sàn gỗ.
  • Xuất xứ sàn gỗ.
  • Số lượng sàn gỗ được lắp đặt.
  • Các thông số của công trình.
  • Đặc tính của sàn gỗ.
  • Phiếu bảo hành và thời gian được bảo hành.
  • Các lỗi kỹ thuật phát sinh.
  • Những cam kết của bên thi công về bảo hành, sửa chữa.
  • Phần ký xác nhận của 2 bên.
  • Ngày tháng năm làm biên bản xác nhận.
  • Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản là căn cứ xác nhận cho việc bảo hành sau lắp đặt.

Cách xử lý khi công trình lắp đặt sàn gỗ không đạt yêu cầu lắp đặt.

Khi phát sinh lỗi khiến công trình không đạt yêu cầu lắp đặt cần tiến hành kiểm tra, xử lý ngay.

Nếu lỗi lắp sai mã sản phẩm cần tháo ra lắp lại theo đúng mã.

Đối với những tấm bị khuyết do nhà sản xuất hoặc nứt vỡ trong quá trình vận chuyển cần tiến hành thay mới.

Với các lỗi lắp đặt cần tháo ra, thi công lại theo đúng như thiết kế và yêu cầu của khách hàng.

Trường hợp sai quá nhiều lần, không đạt yêu cầu thi công có thể liên hệ trực tiếp với công ty. Để tiến hành thu hàng về hoặc xử lý theo thỏa thuận của hai bên.

Nếu khách hàng đã nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình đã đạt yêu cầu. Thì sau đó nếu phát sinh lỗi thì sẽ không được xử lý.

tiêu chuẩn nghiệm thu

Đơn vị lắp đặt sàn gỗ uy tín

Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn địa chỉ uy tín nào để lắp đặt sàn gỗ, hãy đến với AC.WOOD Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và thi công, chúng tôi đã lắp đặt rất nhiều các công trình lớn nhỏ trên toàn quốc.

Sàn gỗ của AC.WOOD Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Mỹ, Đức, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia… Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, bạn có thể thỏa sức lựa chọn.

Đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề.

Tất cả các công trình của AC.WOOD Việt Nam thi công trực tiếp đều được bảo hành đến 5 năm.

Đặc biệt chúng tôi cam kết thực hiện đúng tiến độ thi công và chính xác theo bản thiết kế cũng như mong muốn của khách hàng.

 Trên đây là những chia sẻ của AC.WOOD Việt Nam về cách nghiệm thu sàn gỗ đúng chuẩn. Bài viết này đã giới thiệu rất chi tiết, cụ thể về quy trình nghiệm thu. Hy vọng bạn đã nắm được những điều cơ bản này và áp dụng vào thực tế công trình của gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger