Gỗ bạch đàn là gì? Là một loại cây khá quen thuộc nhất là đối với khu vực có nhiều cây cối phát triển. Không chỉ vậy bạch đàn còn khá phổ biến, dễ bắt gặp tại các vị trí có ao hồ sông suối. Đây là loài cây có nhiều công dụng đối với đời sống của người Việt ta. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Gỗ bạch đàn là gì?
- Gỗ bạch đàn có tên gọi khác là khuynh diệp, là cây gỗ lớn vỏ khá xù xì, vỏ bên ngoài bong thành từng mảng lộ ra phần thân bên trong có màu khói xám. Bạch đàn có hoa phần hoa mọc ở nách lá khi ra quả mang hình chóp nón khá lạ mắt chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu. Hoa thường có cuốn ngắn hình chóp trụ bên trong nhị, nhiều hạt nhỏ sau khi rụng xuống đất sẽ nảy mầm thành cây bạch đàn con.
- Lá cây hình mũi giáo, cuống ngắn, phiến lá dài hẹp có chiều rộng từ 1 đến 5 cm chiều dài 8 đến 18 cm. Phần lá thường có màu xanh lá đậm thái giống với lá tràm. Hàm lượng Eucalyptol trong lá khá lớn thường được sử dụng để sản xuất dầu khuynh diệp. Khi soi lá dưới ánh sáng mặt trời thì sẽ thấy những túi tiết dầu nhỏ li ti.
- Bạch đàn là loại cây rất dễ sống có thể thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, hơn nữa thời gian tăng trưởng ngắn do vậy gỗ bạch đàn có thể khai thác thường xuyên hơn những loại gỗ quý hiếm. Chỉ sau từ năm đến bảy năm là người ta đã có thể khai thác gỗ từ loại cây này.
- Bạch đàn thường được trồng thành rừng cây lớn hoặc trồng liên tiếp nhau tại những khu đất đất từ cao nguyên cho đến đồng bằng.
Ưu và nhược điểm của gỗ bạch đàn
Ưu điểm
- Dát gỗ bạch đàn rộng màu sắc khá đa dạng từ trắng cho đến hồng nhạt, tâm thường có màu nâu đỏ và có các sọc đậm màu.
- Vân gỗ bạch đàn thường sắp xếp không có thứ tự, đang cài vào nhau tạo nên vân gỗ khá lạ mắt.
- Gỗ bạch đàn rất cứng chắc và nặng tuy nhiên lại khá dễ xẻ, người ta có thể sử dụng cả dụng cụ cầm tay để để xử lý.
- Khả năng bám đinh và bám ốc rất tốt còn có thể đánh bóng một cách hiệu quả từ đó cho ra đời những sản phẩm từ gỗ bạch đàn vô cùng đẹp mắt.
Xem thêm: Sàn gỗ cẩm lai là gì?
Nhược điểm
- Gỗ bạch đàn khô sẽ có nguy cơ bị cong vênh nếu như không được xử lý tốt.
- Đặc biệt loại bạch đàn Hoa Kỳ có tính chất khác cứng và nặng do đó thường rất khó để uốn bằng hơi nước.
- Gỗ bạch đàn không có khả năng kháng mối mọt nên có thể bị các loài côn trùng tấn công.
Phân loại gỗ bạch đàn
Bạch đàn đỏ
Loại cây này có chiều cao từ 5 đến 30m, vỏ cây có màu đỏ, hoa màu vàng có khá nhiều nhị nở thành 4 mảnh và thường nở rộ vào mùa thu.
Bạch đàn đỏ rất cứng chắc thường được dùng làm vật liệu trong nội thất, lá còn có thể dùng làm thuốc và được hái quanh năm. Trong y dược bạch đàn đỏ có công dụng điều trị một số loại bệnh như cảm cúm, sốt rét, giun sán. Tương tự như các loài bạch đàn khác bạch đàn đỏ thường phân bố tại những vùng có khí hậu nóng ẩm đặc biệt là các tỉnh như Nghệ An, Quảng Ninh và miền Nam.
Bạch đàn trắng
Loại bạch đàn trắng này có chiều cao khá ổn ở mức từ 20 đến 30 m. Thân bạch đàn trắng thẳng, vỏ màu xám nâu bong tróc thành từng mảng. Phần lá khá dài có thể lên đến 20 cm, hoa bạch đàn trắng cũng có nhiều nhị đặc biệt nó mang một màu trắng tinh khiết.
Cây này chủ yếu phân bố tại nước Úc ngoài ra cũng sống rải rác tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta. Lá của bạch đàn trắng được sử dụng nhiều hơn gỗ bởi hàm lượng tinh dầu trong lá rất cao. Tinh dầu của bạch đàn trắng có khả năng diệt khuẩn và điều trị một số bệnh ngoài da. Còn phần thân gỗ thì dùng để làm giấy hoặc đồ mỹ nghệ.
Bạch đàn xoắn
Đây là loài bạch đàn rất phổ biến tại Việt Nam thường được sử dụng để làm nhà. Bạch đàn xoắn cũng có các vân gỗ với màu sắc khá đẹp mắt, đa phần thì các khung nhà thường sử dụng loại cây này vì mức chi phí hợp lý.
Tổng kết
Là loại cây quen thuộc với người Việt ta bạch đàn ngoài phần thân gỗ thì tinh dầu bên trong lá cũng được ứng dụng rất nhiều. Vì khá phổ biến nên giá thành của bạch đàn cũng không cao do vậy người ta có thể sử dụng chúng trong nhiều mục đích như xây dựng, làm đồ mỹ nghệ hay làm giấy.